Fukuzawa Yukichi có lẽ bắt đầu được độc giả Việt Nam biết đến với tên theo âm Hán Việt là "Phúc Trạch Dụ Cát", qua những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng đối với tư tưởng của Phan Bội Châu, Phong trào Duy Tân và lịch sử cận đại Việt Nam cùng bản dịch cuốn Gakumon no susume (Khuyến học) của giáo sư sử học Chương Thâu. Sự thành công của cuộc Minh Trị duy tân là tấm gương sáng, là nguồn cổ vũ cho rất nhiều chí sĩ tâm huyết với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong đó có Phan Bội Châu và những sĩ phu của phong trào Duy Tân.
Sau thất bại trong Thế chiến thứ hai, mặc dù giới nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn của Nhật Bản có thể có những nhìn nhận lại về tư tưởng Fukuzawa Yukichi, nhưng cần khẳng định một điều rằng không một nhà tư tưởng nào lại có ảnh hưởng sâu và rộng đến xã hội Nhật Bản cận hiện đại hơn Fukuzawa. Có thể nói, những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế mà Fukuzawa truyền bá là một căn nguyên phát triển của Nhật Bản cận hiện đại. Vì vậy, tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp cũng như tư tưởng Fukuzawa là điều cần thiết, không chỉ giúp chúng ta nhìn nhận lại những vấp váp của lịch sử cận đại Việt Nam, mà còn hữu ích cho cả sự phát triển hiện nay. Đây cũng chính là điều khiến dịch giả quan tâm đến các trước tác của Fukuzawa nói chung và cuốn "Phúc ông tự truyện" nói riêng.
Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên vóc dáng một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.
Có thể nói, chưa đọc "Phúc ông tự truyện" thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi. Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời riêng Fukuzawa mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thể kỷ 19. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với bất kỳ một sự tường thuật cứng nhắc ở cuốn sách về lịch sử nào khác.
Cuốn tự truyện có 15 chương, mỗi chương lại bao gồm những câu chuyện nhỏ khác nhau. Trong quá trình dịch cuốn Phúc ông tự truyện này, dịch giả chủ yếu dựa trên bản Fukuō Jiden do Tomita Masafumi khảo chú, được Nhà xuất bản Đại học Keiō-gijuku Daigaku ấn hành vào tháng 1 năm 2001. Tomita Masafumi là người đã dày công nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi.
Nguồn Wikipedia
Sau thất bại trong Thế chiến thứ hai, mặc dù giới nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn của Nhật Bản có thể có những nhìn nhận lại về tư tưởng Fukuzawa Yukichi, nhưng cần khẳng định một điều rằng không một nhà tư tưởng nào lại có ảnh hưởng sâu và rộng đến xã hội Nhật Bản cận hiện đại hơn Fukuzawa. Có thể nói, những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế mà Fukuzawa truyền bá là một căn nguyên phát triển của Nhật Bản cận hiện đại. Vì vậy, tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp cũng như tư tưởng Fukuzawa là điều cần thiết, không chỉ giúp chúng ta nhìn nhận lại những vấp váp của lịch sử cận đại Việt Nam, mà còn hữu ích cho cả sự phát triển hiện nay. Đây cũng chính là điều khiến dịch giả quan tâm đến các trước tác của Fukuzawa nói chung và cuốn "Phúc ông tự truyện" nói riêng.
Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên vóc dáng một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.
Có thể nói, chưa đọc "Phúc ông tự truyện" thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi. Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời riêng Fukuzawa mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thể kỷ 19. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với bất kỳ một sự tường thuật cứng nhắc ở cuốn sách về lịch sử nào khác.
Cuốn tự truyện có 15 chương, mỗi chương lại bao gồm những câu chuyện nhỏ khác nhau. Trong quá trình dịch cuốn Phúc ông tự truyện này, dịch giả chủ yếu dựa trên bản Fukuō Jiden do Tomita Masafumi khảo chú, được Nhà xuất bản Đại học Keiō-gijuku Daigaku ấn hành vào tháng 1 năm 2001. Tomita Masafumi là người đã dày công nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi.
Nguồn Wikipedia
No comments:
Post a Comment